Organic 3D
Đây là kiểu logo mới vào năm 2008, với hiệu ứng 3 chiều. Nó có thể được thấy từ mọi phía và gây hứng thú cho người xem, đặc biệt là những ai ham thích sự mới lạ. Đánh bóng những thấu kính của nó để tạo hiệu ứng 3 chiều hòan hảo hơn. Ta lấy một ví dụ. Lần đầu tiên bạn nhìn logo Silverlight, mắt của bạn sẽ cố gắng nắm bắt mọi điểm đặc trưng và phản ứng lại. Phản ứng đầu tiên của bạn là gì? Bạn sẽ thốt lên “wow“? Bạn qua đỗi ngạc nhiên chăng? Phải chăng là mẫu thiết kế đã khơi dậy cảm xúc và mong muốn được biết sản phẩm nào phía sau mẫu logo? Phản ứng của người xem chính là cái mà các nhà thiết kế logo hướng vào. Ban đầu, nhà thiết kế logo làm việc với một hình dạng cơ bản với hiệu ứng trong suốt.Những quá trình về sau có thể phức tạp hơn, nhưng bạn phải nhớ rằng sản phẩm sau cùng càng giống cấu trúc hữu cơ càng tốt. Sử dụng công cụ làm méo (distortion) cho những vòng xoay hòan hảo. Xu hướng thiết kế logo này được chào đón bởi vì nó nổi bật. Bạn có thể thấy, những bong bóng 3 chiều và hiệu ứng trong suốt đã dược sử dụng quá nhiều đến mức nhàm chán. Một nhược điểm duy nhất là: những logo bắt mắt xuất hiện trên màn ảnh ngày càng công phu, tinh tế nên việc in ấn cũng không dễ dàng chút nào. Thật ra, khả năng in logo chính xác như trên màn ảnh luôn là yêu cầu cơ bản của việc thiết kế logo. Liệu những kĩ thuật tiên tiến, cho phép chúng ta tái tạo một cách chính xác mẫu thiết kế trên những bề mặt khác nhau có thể tạo ra sự thay đổi trong quy luật cổ điển về thiết kế logo? Những tổ chức kỹ thuật, nơi sản xuất và buôn bán những sản phẩm và dịch vụ mới, sử dụng kiểu logo này. Bằng cách sử dụng hiệu ứng organic 3d, những nhà thiết kế có thể tránh được kiểu hình ảnh đơn lạnh phổ biến của những công ty kỹ thuật khác. Lọai logo này không những bắt mắt mà cũng thân thiện với khách hàng. Một ưu điểm nổi trội là hiệu ứng ánh sáng tuyệt vời.
Waves – The New Swooshes
Sau nhiều năm chiếm vị trí quán quân, swooshes vừa bị thay thế bới waves. Bạn có thấy những đường gợn sóng trên logo phía trên? Những nhà thiết kế hàng đầu sử dụng chúng để tăng thêm tính sinh động và dập dờn cho mẫu thiết kế. Để làm nổi bật tính động, nhà thiết kế sử dụng kỹ thuật làm mờ từ màu này sang màu khác cho lọai logo này. Việc sử dụng gợn sóng đơn hay kết hợp nhiều gợn trong mẫu thiết kế là không quan trọng, vì hình dáng cong đã tạo sự sinh động cho logo để người xem có thể cảm nhận được sự chuyển động và tính truyền đạt thông tin. “Waves “là một kĩ thuật tốt cho việc gợi lên cám giác về sự chuyển động, chuyển đổi qua lại, sự nhanh chóng và sự kết nối. Kỹ thuật này không dễ sử dụng, nhưng một khi bạn thành thạo nó, bạn có thể tạo ra và tối ưu hóa hiệu ứng. “Waves “đang thịnh hành ngày nay. Chúng đã thay thế “swooshes, swirls”và những kiểu đường cong khác. Liệu rằng “waves”có thể trở thành một lọai “swooshes”mới? Liệu chúng có thể thống trị màn ảnh trong vài năm? Trước đây, chúng ta đã nghĩ rằng “swooshes”là xu hướng, nhưng chúng đã phổ biến đến mức trở nên nhàm chán. Ngày nay, “waves”đang nổi bật. Liệu đây có phải là một trào lưu mới?
Web 2.0 Logos
Những nhà thiết kế thường nghe cụm từ “web 2.0”từ khách đặt hàng logo. Thực chất, cụm “Web 2.0”nói đến những kỹ thuật như: Ajax, Ruby, v.v…Vấn đề là, liệu ta có thể xem kiểu thiết kế Web 2.0 như một xu hướng mới trong lĩnh vực đồ họa? Ngày nay, logo Web 2.0 đồng nghĩa với những logo hiện đại và hợp thời. Đó là lí do vì sao một số lượng lớn nhà điều hành Net chuyển logo hiện hành sang logo dạng web 2.0. Vậy những logo web 2.0 có những đặc trưng gì? Chúng có màu sáng, nhiều lớp màu, biểu tượng, hiệu ứng 3d, bề mặt sáng bóng, có bóng và hịên tượng phản chiếu. Kiểu chữ đơn giản, thường là dạng tròn. Trong một số trường hợp, những tầng màu sắc, hiệu ứng chiếu sáng, và 3d cũng được áp dụng vào những ký tự. Những hiệu ứng này phải được sử dụng rất cẩn trọng bởi vì đã có vô số trường hợp những nhà thiết kế logo quá tập trung vào việc sử dụng những yếu tố này để làm đẹp cho logo mà không chú ý đến nội dung của logo – cái mà cần được chú ý nhiều hơn. Một vài kiểu logo này khá đẹp. Chúng dễ bắt mắt và cho ta cảm giác về sự tinh tế xen lẫn với tính kỹ thuật. Nhưng liệu xu hướng thiết kế logo dạng web 2.0 có liên quan chặt chẽ với kỹ thuật web 2.0 đang thịnh hành? Liệu xu hướng này có mờ nhạt khi kỹ thuật web 2.0 bị thay thế bởi những kỹ thuật khác? Nói một cách thú vị, ta có thể gọi lọai logo này là “apple type logo”. Tất cả chúng ta đã quá quen thuộc với logo Apple xuất hiện vào năm 1998. Apple đã từ bỏ “rainbow logo “và thay thế bằng”glass Apple logo. Logo này đã trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới, và nó thật sự đã làm sửng sốt công chúng khi nó vừa mới xuất hiện. Hình ảnh 3d mới mẻ, mang tính đột phá là một yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn; nhưng chính tính chất sáng và ấm áp của nó đã góp phần vào sự phát triển của mẫu thiết kế và cách cảm nhận một thương hiệu. Ngay nay, những logo web 2.0 đã tràn ngập đến nỗi chúng trở nên quá bình thường, Chúng ta hãy chờ xem liệu nó có thể tồn tại hay chỉ là một xu hướng lỗi thời.
Transparency in logo design
Tính trong suốt (transparency) luôn luôn là mode. Nhờ vào sự tinh tế, thanh thoát nó thể hiện mà những nhà thiết kế thường sử dụng tính trong suốt. Nó cho phép ta kết hợp nhiều yếu tố thiết kế khác nhau để tạo hiệu ứng đặc biệt. Với sự trợ giúp của tính trong suốt, bạn có thể tạo ra những cảm nhận về sự phát triển, trưởng thành, sự kếp hợp và kết nối. Một vài nhà thiết kế nổi tiếng cho rằng chỉ có những kẻ thiếu kinh nghiệm mới sử dụng tính trong suốt và nhữn tầng màu sắc. Điều này hoàn toàn sai. Tính trong suốt cho phép bạn tạo ra những hiệu ứng có một không hai, dễ dàng thu hút sự chú ý của người xem. Tính trong suốt khiến cho mẫu thiết kế sáng hơn, và làm mờ đi sự chuyển tiếp giữa các chi tiết để tạo ảo giác về những đốm sáng. Hãy nhìn kỹ logo DarienLibrary. Liệu bạn có thể làm tốt hơn nếu không có sự hỗ trợ của tính trong suốt?
Underground Typography – Minimal Fonts
Hãy xem xét những logo phía trên. Bạn đã từng thấy những logo tương tự như thế chưa? Đây là những logo thường thấy trên sites của Typographic Artists trong những năm gần đây. Tuy nhiên, không ai nghĩ rằng chúng sẽ trở thành xu hướng chính vào năm 2007. Những logo này dựa trên kiểu chữ nhỏ, được thiết kế bằng cách sử dụng càng ít chi tiết càng tốt. Kĩ thuật này dựa trên những hình dạng cơ bản, tỷ lệ chính xác và tình yêu vô biên đối với kiểu thiết kế theo mức tối thiểu. Kiểu logo này hoàn toàn thích hợp với một số người, nhưng vẫn gây ra tranh cãi đối với những người bảo thủ. Câu hỏi đặt ra là: Lọai thiết kế này có thể dẫn đến sự phát triển một logo tốt? Hầu hết mọi người có khuynh hướng nói “không”, nhất là khi những yếu tố tryền thống: tính rõ ràng và tính dễ đọc được cân nhắc đến. Đúng là những logo dựa vào kiểu Minimal Fonts không thể diễn đạt thông điệp ngay lập tức. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đồng ý rằng nó vẫn có thể bắt mắt người xem, khơi dậy tình cảm hoặc mong muốn để khám phá thông điệp. Những người xem kiểu logo này sẽ lập tức muốn biết tên của công ty và hiểu ý nghĩa của logo. Hơn nưa, nó tạo ta cảm giác ngạc nhiên của việc ngắm nhìn một cái gì khác lạ so với cái thường thấy trên Web. Thậm chí, lọai logo này dường như có hiệu quả hơn cả những lọai logo cổ điển. Lời nhận định này phù hợp với một cuộc thảo luận về việc làm xuất hiện những quy luật mới: mẫu thiết kế càng khác biệt so với những mẫu thông dụng, thì nó càng hiệu quả. Những mẫu thiết kế logo dựa trên kiểu chữ nhỏ tối thiểu đòi hỏi kinh nghiệm lâu dài trong lĩnh vực thiết kế đồ họa và cách trình bày bản in. Chúng cũng không hẳn thích hợp với mọi lọai khách hàng. Ta có thể nhận thấy kiểu logo này đang được sử dụng trên bìa album về nhạc điện tử (eletronic music), trên những website phục vụ cho indie audience, hoặc trên những website của những studio thiết kế đồ họa thịnh hành. Theo ý kiến của chúng tôi, chẳng bao lâu nó sẽ trở thành xu hướng của năm 2008. Chúng ta có thể hy vọng được chiêm ngưỡng những logo được thiết kế theo xu hướng này.
New rainbow / Color Scale
Chúng ta từng thấy hàng trăm chiếc cầu vồng trong cuộc sống. Mặc dù vậy, mỗi lần ta thấy, chúng ta không thể rời mắt khỏi bầu trời. Chúng ta cũng dường như muốn “đuổi theo cầu vồng”như lời bài hát nào đó… Những hình bán nguyệt màu cầu vồng từng được sử dụng rộng rãi trong thập niên vừa qua nhưng cuối cùng đã trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, cảm hứng với những gam màu vẫn tiếp tục. Gần đây, chúng ta có thể thấy màu cầu vồng được thiết kế theo nhiều kiểu khác nhau. Đa số các nhà thiết kế sử dụng tính trong suốt để làm nổi bật hiệu ứng trực quan và tạo hỗn hợp màu, giúp tạo ấn tượng thay đổi màu sắc. Những kỹ thuật như: vivid colors, thay đổi từ màu bóng đậm đỏ sang xanh được thực hiện bằng một chuỗi màu sắc. Nhất là ta thường sử dụng nền tối để làm nổi bật mỗi màu của logo, tạo sức lôi cuốn đối với người xem. Những logo này biểu đạt khái niệm về sự tinh tế, kỹ thuật và mới mẻ. Với khả năng kết hợp màu không xác định, hiệu ứng trực quan thay đổi đặc biệt. Điểm đặc trưng là mặc dù biểu tượng cầu vồng cổ điển đã lỗi thời, thông điệp của nó vẫn còn nguyên giá trị: không giới hạn, không gì là không thể. Xu hướng này đã chứng minh rằng việc sử dụng những yếu tố cổ điển sẽ tạo ra sự mới mẻ và tạo ra những khuynh hướng gây ấn tượng.
Sci-fi Fonts
Trong mẫu logo, font chữ góp phần củng cố thông điệp cũng như hình ảnh. Thế còn những logo in thì sao? Trong trường hợp này, việc chọn một font chữ là rất quan trọng. Một số logo rất đáng nhớ. Với sự gia tăng số lượng máy tính cá nhân theo đầu người, ta đang chứng kiến dự gia tăng của một lọai logo mới, sử dụng font chữ Sci-Fi. Cho dù chúng là sự sáng tạo của những nhà thiết kế nổi tiếng như Raylarabie và Wim Crouwel hay là những đề án trong lớp học của những sinh viên chăm chỉ, chúng ta cũng có thể nhận thấy số lượng ngày càng tăng những font chữ này trong những năm qua. Vào đầu năm 2000 và sau đó, những giáo viên dạy thiết kế không khuyến khích sử dụng thường xuyên font chữ này. Lý dó là nó là xu hướng đã qua. Sự thật, mọi chuyện đã xảy ra ngược lại. Việc sử dụng thường xuyên font chữ sci-fi với đường viền thẳng và những hình dạng đơn giản đã đặt dấu ấn cho nó như một xu hướng mới trong lĩnh vực thiết kế logo: chúng không những thay đổi hình dạng font chữ mà còn tạo ra font chữ mới trong những chương trình như FontLab. Lấy logo Compaq làm ví dụ. Compaq chọn loại font chữ này cho đề án thiết kế lại logo của công ty vào năm 2007. Nó rõ ràng đã truyền đạt được khẩu hiệu mới của công ty: “See why Compaq gets people talking”, Ta hãy để ý cái cách mà câu khẩu hiệu được thể hiện dưới hình dạng chữ Q. Bạn có thấy cái Talk Box không? Đó là ví dụ về lọai logo thể hiện thông điệp chỉ bằng chữ viết. Quả là lời ít ý nhiều.
Leaves Logos
Trong một vài năm gần đây, đa số những bộ sưu tập logo đều có điểm xuyết hình những chiếc lá. Dường như lá có mặt ở khắp mọi nơi. Bạn ngồi xuống và tự hỏi: “Phải chăng đây là kết quả của sự quan tâm đến môi trường và hậu quả của nạn ô nhiễm? Hay bởi vì màu xanh đang thịnh hành? Hay bởi vì con người đã quá mệt mỏi với việc phải đối mặt hàng ngày với màn hình vi tính đến nỗi khiến họ ao ước được hòa mình với thiên nhiên bên ngoài”? Lá đồng nghĩa với sự sáng tạo, tính độc đáo và lối suy nghĩ táo bạo. Ta cũng thấy hình ảnh lá trên logo của một số công ty cho dù công ty đó không hề liên quan gì đến lĩnh vực môi trường hay tự nhiên. Nhưng điểm cốt yếu của việc sử dụng hình ảnh chiếc lá là để làm tăng sức mạnh cho thông điệp được diễn đạt. Rất nhiều trang web 2.0 tạo hình những kiểu lá có màu spring-green, màu ưa thích của web 2.0. Ở đây, ta không nói về hình ảnh chiếc lá cổ điển mà về sự cách điệu, đặc biệt là dưới hình dạng chữ nhật với những đường viền cong. Đây là hình ảnh tượng trưng mang tính hiện đại, phù hợp với những xu hướng thiết kế tân tiến. Những logo này thường đơn giản, đem lại cảm giác dễ chịu cho người xem. Một tiện ích khác là những logo này rất bắt mắt. Điều duy nhất mà ta nên chú ý là sự lạm dụng hình ảnh lá quá nhiều trên các logo. Đã có những chương trình dạy cách đề tạo một logo với hình ảnh chiếc lá. Liệu rằng xu hướng này sẽ tiếp tục hay là sẽ dẫn đến kết quả là những chiếc là sẽ bi xóa sổ?
The Ugly 80’s
Hãy quan sát những mẫu thiết kế logo phía trên. Phản ứng đầu tiên của bạn là gì? Nó làm bạn sửng sốt, không thốt nên lời và có gì đó bối rối? Những logo này không có kiểu dáng đẹp, hình bóng, hiệu ứng phản chiếu gương, màu ấm hoặc biểu tượng. Chúng trông giống như là kết quả của việc bày biện của lũ trẻ. Vậy thì tại sao vẫn có người muốn có những logo này? Câu trả lời rất đơn giản: loại logo này rất khác lạ và chắc chắn sẽ nổi bật. Nhưng nếu chúng ta nhìn lại những thập niên 8o – thời kì của kiểu dáng hình học lạ mắt và hiệu ứng màu neon, loại logo này đã xuất hiện và giành được ví trí hàng đầu trong sự lan tràn của những logo dễ thường lúc bấy giờ. Sự xuất hiện của xu hướng này có thể được hình thành bởi sự trở lại phi thường của thời trang thập niên 80 và những thiết kế nội thất và công nghiệp. Một vài người cho rằng những logo này khá hiện đại và có tiềm năng trong tương lai; trong khi một số khác lại cho rằng chúng quá xấu xí. Nhưng có lẽ ta cũng không nên quá khắt khe bởi vì chỉ mỗi việc chúng được nhắc đến nhiều cũng đủ để chú ý. Có khá nhiều bài báo nói về logo của London 2012. Mặc dù nhiều người đồng ý rằng thập niên 80 không có những thiết kế đồ họa xuất sắc và mọi người ra chỉ trích xu hướng này, chúng ta vẫn nên công nhận những ưu điểm của loại logo này. Thứ nhất, nó nổi bật và dễ gây chú ý. Thứ hai, nó hoàn toàn khác biệt so với những kiểu logo ta thấy trước đây. Thứ ba, nó không bao giờ nhàm chán. Thậm chí, ta có thể nói rằng nó thật thú vị, thô sơ và mãnh liệt. Mỗi màu tượng trưng cho một sự bùng nổ năng lượng, họat động và âm thanh phù hợp với cuộc sống hiện tại. Thông điệp được thể hiện nhanh chóng và không đòi hỏi người xem phải vắt óc suy nghĩ. Nói cách khác, không quyến rũ, không nghĩ ngợi. Ta phải nói thêm rằng xu hướng này đã cách mạng hóa việc thiết kế logo và nạp năng lượng cho quá trình sáng tạo bằng cách tạo ra những quy luật mới và định nghĩa mới về cái đẹp. Dĩ nhiên, những rủi ro là không tránh khỏi, chẳng hạn như người xem không thể hiểu được thông điệp của logo. Những công ty không có ngân quỹ cộng đồng kết sù như lượng ngân quỹ cho Wacom hoặc London 2010 phải chấp nhận mạo hiểm.
The New Crest
New Crest logos từng thông dụng rộng rãi trong một vài năm qua. Năm 2008 là năm hoàng kim của New Crest. Với sự kết hợp thông mình giữa tính biểu tượng trung cổ và những yếu tố đồ họa của văn hóa thành thị, những logo kiểu New Crest đã hấp dẫn giới trẻ khi chúng vừa mới xuất hiện. Cuối cùng, chúng được sử dụng trong thể thao và khắp mọi nơi trong cộng đồng. Cùng lúc đó, chúng cũng được sử dụng bới những nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng như MTV, v.v… Có lẽ, nó là sự tương phản giữa cái cũ và cái mới, giữa những font chữ mới và những chú sư tử thời trung cổ hay những họa tiết cổ xưa với những chi tiết hiện đại. Nghệ thuật cắt dán hình ảnh (collage) là quá trình chính phía sau những biểu tượng này, giúp kết nối những yếu tố thích hợp để tạo ra một bản hòa âm đúng điệu. Ta có khuynh hướng thích New Crest và nghĩ rằng nó sẽ thử nghiệm tốt với khách hàng trong năm 2008 và những năm về sau. Cần chú ý: Những logo New crest không phải dành cho những nguời mới tập tễnh vào nghề. Những nhà thiết kế cần một số vốn kinh nghiệm trước khi bắt tay vào thiết kế logo. Nó cần một cặp mắt lành nghế và óc sáng tạo, tưởng tượng để tạo ra những logo new crest ở những tầm cao mới!
Theo www.logoorange.com