Những trăn trở
Trước thực trạng về những thay đổi đã và đang diễn ra:
1. Sự biến động rất phức tạp của kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
2. Kinh tế Vietnam đã và đang trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hội nhập khu vực & thế giới,… Hệ thống doanh nghiệp bên cạnh những cơ hội vô cùng to lớn thì vẫn phải đối diện với những thách thức mang tính sống còn.
3. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của những tập đoàn kinh tế khổng lồ đa quốc gia, với thương hiệu nổi tiếng, tài chính mạnh, kinh nghiệm lâu năm, công nghệ hiện đại, tổ chức hệ thống,…
4. Sự phân khúc rất rõ nét của chuỗi giá trị toàn cầu.
5. Cuộc các mạng công nghiệp 4.0 với trung tâm là trí tuệ nhân tạo => Xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học, đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực tế,… Tác động rất mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, khu vực và từng quốc gia,… Tới mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, chính trị, doanh nghiệp/kinh doanh, tổ chức, cá nhân,…
+ Một nền kinh tế “Phẳng” toàn diện, với những khài niệm mới khái niệm mới: “biên giới mềm”, “quyền lực mềm”,…
+ Môi trường cạnh tranh ngày nay trở thành môi trường siêu cạnh tranh
+ Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất, tiêu biểu nhất của nền sản xuất tương lai
+ Kinh tế tri thứ lên ngôi
Vì vậy, Marketing đã trở nên ngày càng quan trọng hơn, chi phối rất sâu sắc và quyết định sự tồn tại - phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của cả một hệ thống doanh nghiệp nói chung.
Thực trạng Marketing hiện nay của hệ thống doanh nghiệp
Những doanh nghiệp trong nước
1. Đa số chưa nhận thức rõ và đúng về tầm quan trọng của Marketing
2. Tổ chức bộ máy hoạt động Marketing rất sơ xài về: con người, chuyên môn, kinh nghiệm, đầu tư tài chính cho Marketing,…
Những doanh nghiệp nước ngoài
1. Ngược lại, Doanh Nghiệp Nước Ngoài lại đang có thừa những điểm doanh nghiệp trong nước đang thiếu: con người chuyên nghiệp, chuyên môn cao cấp, kinh nghiệm lâu năm, tài chính đầu tư cho Marketing mạnh,…
2. Nhưng Doanh Nghiệp Nước Ngoài lại cần một hệ thống cung cấp Sản phẩm – Dịch vụ Marketing chuyên nghiệp, ngang tầm nhiệm vụ để quản lý hệ thống đầu vào Marketing (rất phức tạp), đảm bảo chất lượng theo những tiêu chuẩn chung của khu vực và trên toàn cầu với ngân sách hợp lý,…
Theo chân những doanh nghiệp nước ngoài là những là đơn vị Marketing chuyên nghiệp hàng đầu thế giới bằng những hợp đồng khu vực và toàn cầu vào Vietnam.
Thế nhưng những đơn vị này vẫn bộc lộ những khuyết điểm – tử huyệt
+ Chưa thể hiểu rõ “tập quán - văn hóa: chỉ có người Việt mới hiểu người Việt”: những đơn vị cung cấp Sản phẩm – Dịch vụ Marketing tại Vietnam hiện nay hoạt động khá phức tạp, rất thiếu minh bạch, chưa có những quy chuẩn rõ ràng,…
+ Không có được yếu tố “địa lợi”
+ Đặc biệt chi phí rất cao trong khi những điều kiện khác lại tương đương (*)
Trong khi thực trạng các doanh nghiệp tiếp thị, quảng cáo,… của Việt Nam, nhìn một cách tổng quan vẫn chưa thể đáp ứng được tình hình thực tiễn của thị trường, cụ thể là cho đến năm 2010 với trên 3.000 doanh nghiệp, nhưng trong đó chủ yếu chỉ là những doanh nghiệp được nâng cấp lên từ các cửa hàng, đơn vị in ấn, vẽ quảng cáo,… và đang hoạt động trong sự thiếu thốn về nguồn nhân lực Marketing chuyên nghiệp, sự sáng tạo, tính chuyên nghiệp, trang thiết bị, công nghệ hiện đại,… và hoạt động một cách máy móc trong sự “bảo hộ” vì ngành tiếp thị, quảng cáo còn “non trẻ”. Trong khi phần lớn những doanh nghiệp được gọi là “gương mặt mới” trong ngành tiếp thị, quảng cáo thực sự có đủ năng lực để thiết lập một chiến lược Marketing, truyền thông trong ngắn hạn thì cũng chỉ đếm chưa hết các ngón trên một bàn tay, hoàn toàn chưa nói đến việc thực thi những chiến lược Marketing, chương trình truyền thông lớn, trên phạm vi rộng, đòi hỏi tính chuyên nghiệp và hiệu quả cao .
Vậy câu hỏi đặt ra là: điều gì sẽ xảy ra khi mà hệ thống công ty tiếp thị, quảng cáo này lại đi tư vấn, xây dựng, thực thi các chiến lược Marketing, truyền thông cho các khách hàng (đặc biệt là những doanh nghiệp Việt Nam)? Một sự lãng phí lớn “ngày & đêm”, làm sao giải quyết được bài toán hiệu quả, phát triển,… trong môi trường cạnh tranh ngày càng rất khốc liệt và mang tính sống còn.
Sự nghịch lý
Trong khi hơn 3.000 doanh nghiệp tiếp thị, quảng cáo của Việt Nam chỉ chiếm chưa đầy 20% thị phần tiếp thị, quảng cáo Việt Nam. Ngược lại, theo chân các Tập đoàn khổng lồ đa quốc gia bằng những hợp đồng toàn cầu như: Unilever, Colgate, Coca Cola, Pepsi,... các doanh nghiệp Marketing nước ngoài đã tấn công vào thị trường Việt Nam, hiện nay có khoảng gần 30 doanh nghiệp (được biệt danh là các đại gia) Marketing nước ngoài tại Việt Nam đã chiếm tới hơn 80% thị phần, trong đó chỉ một đại gia đã chiếm 40% thị phần tiếp thị, quảng cáo Việt Nam.
Theo số liệu thống kê tổng doanh thu của thị trường tiếp thị, quảng cáo Việt Nam hàng năm lên đến hàng chục ngàn tỷ VNĐ (năm 2007 là hơn 14.000 tỷ VNĐ), tốc độ tăng trưởng của thị trường tiếp thị, quảng cáo Việt Nam là khá cao, khoảng 20%-30% mỗi năm. Chính sự hấp dẫn của thị trường dịch vụ này đã thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp Marketing nước ngoài tham gia.
Bên cạnh đó, các khách hàng (các doanh nghiệp tại Việt Nam) phải trả/hứng chịu mức phí dịch vụ cao trọc trời, mang tính quốc tế, được tính bằng những đồng USD (cái mà chỉ dành cho những tập đoàn khổng lồ đa quốc gia). Trong khi một thực tế quan trọng là không ai có thể hiểu người Việt, văn hóa Việt, thị trường Việt bằng người Việt và còn nhiều vấn đề khác liên quan khác. Vậy tại sao chúng ta lại phải lựa chọn sự ít hiểu biết hơn về con người, văn hóa và thị trường Việt.
Kết nối (phục vụ xây dựng - hoàn thiện - phát triển)
Trong bối cảnh đó, những người con đất Việt - vốn dĩ rất nổi tiếng thông minh, cần cù để vượt qua mọi khó khăn và thử thách (trong quá khứ), giờ đây là sự tích lũy, hội tụ của những tinh hoa kiến thức mới, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn một cách có chọn lọc, chắt lọc những truyền thống của dân tộc đã thành công vang dội trong quá khứ còn phù hợp với hiện tại, cùng với sức sáng tạo mạnh nhất, phương thức hiệu quả nhất, sự am hiểu sâu sắc về con người, văn hóa và thị trường Việt,...
MCM có giải pháp hiệu quả nào cho thực trạng nêu trên?
Có! Chắc chắn có, với bản lĩnh
- Thương hiệu Marketing chuyên nghiệp MCM (của Người Việt trên đất Việt)
- Lực Lượng Đặc Biệt Chiến Binh MCM
(Lực lượng Marketing thế hệ mới sáng tạo – năng động – chuyên nghiệp và tràn đầy nhiệt huyết)
Với triết lý kinh doanh:
MCM: “PHỤNG SỰ TỐT NHẤT – ĐẶC BIỆT NHẤT & DUY NHẤT” đối với toàn hệ thống khách hàng của MCM
1. Tinh thần MCM là động lực lớn nhất để phát triển: Tinh thần MCM được soi sáng, dẫn đường bởi Tầm Nhìn, Sứ Mạng, Hệ Thống 05 Giá Trị Cốt Lõi, Cương Lĩnh, Chân Dung Chiến Binh MCM,...
2. Bằng hành trang giản dị của Lực Lượng Chiến Binh MCM
+ Một trí tuệ sáng tạo của những khát vọng lớn
+ Một tầm nhìn Marketing chiến lược đặc biệt đặc sắc
+ Một sự thực thi vượt trội bằng hệ thống những hành động chuyên nghiệp.
3. Sự trường tồn & phát triển của MCM gắn liền với lợi ích, sự trường tồn & phát triển bền vững của khách hàng; Lợi ích và sự phát triển bản thân của từng Chiến Binh MCM là thành quả tất yếu của quá trình hoạt động.
4. Luôn nâng cao giá trị đối với khách hàng thông qua quá trình liên tục hoàn thiện công việc chứ không đơn thuần là hoàn thành công việc.
5. Bằng Niềm Yêu Mến Khách Hàng & Cái Tâm rất “đặc biệt” trong ngành Marketing
Chúng ta quyết tâm thực hiện xây dựng và phát triển một lực lượng Marketing thế hệ mới sáng tạo - năng động - chuyên nghiệp để thực hiện sứ mạng: Kết nối hệ thống doanh nghiệp với thị trường và khách hàng mục tiêu bằng Nguồn năng lượng Marketing - Quyền năng “Đặc biệt” của hệ thống doanh nghiệp, phục vụ trường tồn và phát triển hùng mạnh của hệ thống doanh nghiệp.
Để thực hiện sứ mạng này, MCM là một trong những đơn vị tiên phong, giữ vững ngọn cờ nghĩa để thực thi và hành động. Sự tín nhiệm của Quý Doanh Nghiệp sẽ là nguồn năng lượng, sự động viên và hậu thuẫn to lớn cho toàn thể lực lượng Marketing thế hệ mới có thêm sức mạnh và lòng nhiệt huyết thực hiện khát vọng thành công cho toàn thể hệ thống trên sân nhà và trên cả trường quốc tế. Qua đó, cũng góp phần quan trọng vào sự trưởng thành, cất cánh và phát triển bền vững của ngành Marketing Việt Nam.
Nguyễn Minh Chiêu – Lực Lượng Đặc Biệt MCM